Phân tích Cảnh khuya, dàn ý chi tiết và bài văn mẫu dễ hiểu

Phân tích Cảnh khuya, tác phẩm nổi tiếng của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh được nhiều bạn học THPT quan tâm.

Phân tích Cảnh khuya, tác phẩm nổi tiếng của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh được nhiều bạn học THPT quan tâm. Dàn ý chi tiết và mẫu văn hay dưới đây sẽ để lại cho các bạn thật nhiều kiến thức tham khảo hữu ích.

Phân tích Cảnh khuya, dàn ý chi tiết

Cùng tìm hiểu dàn ý chi tiết bài thơ Cảnh khuya.

Phân tích Cảnh khuya, mở bài

Giới thiệu tác giả bài thơ là Bác Hồ, vừa là một nhà thơ với những tác phẩm nổi tiếng vừa là vị lãnh tụ thiên tài kiệt xuất của dân tộc.

Giới thiệu về tác phẩm – bài thơ Cảnh khuya, ra đời trong hoàn cảnh những tháng năm dân tộc ta đang trong cuộc kháng chiến chống lại Thực dân Pháp xâm lược. Với những ngổn ngang bộn bề lo toan việc nước, bác Hồ Chí Minh đã sáng tác bài thơ trong đêm không ngủ, ngồi làm bạn với thiên nhiên, màn đêm.

phan-tich-canh-khuya1-1725712339.jfif
Phân tích bài Cảnh khuya, mở bài

Phân tích Cảnh khuya, thân bài

Các ý cần nêu rõ trong khi Phân tích Cảnh khuya:

Thứ nhất: Lột tả cảnh thiên nhiên trong màn đêm nơi núi rừng chiến khu Việt Bắc

Được tác giả lột tả như một bức tranh sống động chứ không tĩnh mịch như màn đêm.

Tiếng suối là âm thanh trong trẻo được mở đầu như tiếng hát xa vọng về.

Một sự thay đổi rõ rệt trong chuẩn mực về cái đẹp. Thường chúng ta sẽ thấy thiên nhiên là chuẩn mực cho vẻ đẹp khi so sánh về vẻ đẹp của con người. Còn trong Cảnh khuya, Bác lấy tiếng hát con người làm chuẩn mực cho cái đẹp của thiên nhiên khi ví tiếng suối trong như tiếng hát.

Tiếng suối trong như tiếng hát êm ả bên tai

Ánh trăng khuya như bóng hoa in trên mặt đất

“Lồng” là điệp từ chỉ sự đan cài xuyên suốt soi toả của ánh trăng.

Thứ hai: Nêu bật được tâm trạng nhà thơ

Một sự đối lập đầy mâu thuẫn giữa hai vế ngắt bằng dấu phẩy ở câu thứ ba.

Một bên là cảnh khuya hiện lên đẹp lung linh, hiền hoà như tranh vẽ. Một bên là tâm trạng đầy lo lắng, bất trắc của tác giả.

Nhà thơ chưa ngủ nên có ngắm trọn cảnh khuya để lột tả hết vẻ đẹp của nó

Nhà thơ chưa ngủ không phải để ngắm cảnh mà vì không thể ngủ vì mối lo nước nhà.

Phân tích Cảnh khuya, kết bài

Nêu bật được giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của bài Cảnh khuya.

Giá trị nội dung chính là vẻ đẹp đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc và tình yêu thiên nhiên, đất nước, phong thái tự tại, lạc quan của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Giá trị nghệ thuật là thể thơ, là hình ảnh gần gũi, bình dị…

phan-tich-canh-khuya2-1725712323.jfif
Bài văn mẫu dễ hiểu nhất

Phân tích Cảnh khuya, bài văn mẫu dễ hiểu nhất

Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ tài ba xuất chúng của dân tộc đã để lại cho cho đời những áng thơ bất hủ. Dù trong hoàn cảnh chống Pháp xâm lược đầy gian khổ phải nghĩ mưu lược đánh đuổi giặc nhưng Người vẫn sáng tác những vần thơ lay động lòng người. “Cảnh khuya” là tác phẩm thơ nổi tiếng ra đời trong bối cảnh ấy.

Năm 1947 thời điểm cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược đang hồi gay cấn, Cảnh khuya đã ra đời. Nơi núi rừng chiến khu Việt Bắc, những lúc mệt mỏi không ngủ, Người làm bạn với cảnh khuya của núi rừng đầy yên ả. Tiếng suối, đặc trưng của núi rừng thiên nhiên hoang dã là cảm nhận đầu tiên của Người.

Tiếng suối … như tiếng hát xa

phan-tich-canh-khuya-1725712306.jfif
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Ở đây có một sự cảm nhận vô cùng khác lạ ấn tượng: “Tiếng suối trong”. Suối trong phải nhìn bằng mắt nhưng nhà thơ nghe bằng tai cũng cảm nhận mức độ trong của con nước. Và được ví như “tiếng hát xa”, âm thanh này hẳn phải vang vọng thì mới có thể lan tỏa giữa núi rừng để con người cảm nhận. Một âm thanh dòng nước tự nhiên được ví với một tiếng hát của con người.

Và hẳn màn đêm lúc này thật tĩnh lặng và trong trẻo để Người lắng nghe tiếng suối chảy ấy. Đây là thời khắc hiếm hoi của núi rừng khi màn đêm buông xuống, chỉ có ai thức mới có thể lắng nghe được sự tĩnh mịch này. Thiên nhiên tĩnh lặng cũng như lòng người tĩnh tại để hoà vào cảm nhận vẻ đẹp ấy. Một khoảnh khắc thiên nhiên thật trữ tình khi đi vào thơ ca của Bác:

Trăng lồng… bóng lồng hoa             

Điệp khúc “lồng” được nhấn mạnh thật đặc biệt. Nó như tả sự đan cài xuyên khớp của các vật vào chỉnh thể. Và ở đây chính là sự giao thao hoà hữu của cảnh vật thiên nhiên trong màn đêm. Từ ánh trăng xuyên thấu bóng cây cổ thụ rồi phủ mình bao bọc những nhành hoa. Tất cả đang hiền hoà, êm đềm và hạnh phúc bên nhau. Một đôi mắt tinh tường của người chiến sĩ cộng sản đầy tình bác ái Hồ Chí Minh mới có thể cảm nhận thấu.

Sự sống động chân thực của cảnh vật đến từng chi tiết thấu tỏ về nỗi lòng của người thưởng cảnh đang rất tỉnh.

Cảnh khuya…. Người chưa ngủ

Cảnh khuya càng trong, càng đẹp bao nhiêu thì sự tỉnh thức của Người càng tỏ bấy nhiêu. Người chẳng thể ngủ trong màn đêm yên bình khuya vắng vì “lo nỗi nước nhà”. Nỗi nước nhà chính là một chân trời khác rời xa thế giới cảnh khuya yên bình thực tại. Câu thơ như bừng tỉnh người đọc khỏi đắm chìm vào cảnh đẹp của màn đêm. Bởi người đọc đang ngỡ nhà thơ thưởng cảnh trông trăng trong tâm trạng đầy bình yên, thư thái, như một thú vui tao nhã. Nhưng không, trong lòng Người đang ngổn ngang mối tơ vò, nỗi đau đáu về vận nước. Một sự cảm phục về tinh thần lạc quan ở Người.

Phân tích Cảnh khuya khép lại với dư âm vẫn còn lan tỏa mãi. Một Cảnh khuya cho ta cảm nhận vẻ đẹp gấm vóc của non sông nhưng lại cho ta cảm phục trước một tấm lòng bao la như biển trời của chủ tịch Hồ Chí Minh.