Dùm Hay Giùm Mới Là Từ Đúng Chính Tả

Dùm hay giùm là những từ hay bị nhầm lẫn trong tiếng Việt. Bởi vì bản thân các từ này có phát âm giống nhau nên người vận dụng thường rất dễ dàng sai khi viết.

Dùm hay giùm là một trong những từ khiến người viết hay mắc lỗi chính tả mỗi khi nhắc đến. Hãy cùng khám phá nội dung bài viết dưới đây, để biết được, chúng ta nên dùng từ dùm hay là giùm thì mới đúng nhé.

Từ giùm có nghĩa như thế nào?

Từ giùm trong tiếng Việt có ý nghĩa nhờ ai đó hoặc yêu cầu người nào đó để thực hiện một việc gì đó. Từ dùm có thể đứng trước động từ và đứng sau danh từ chỉ người hoặc sự vật, sự việc. Cách sử dụng từ giùm mang ý nghĩa trang trọng, lịch sự, tạo cho người đối diện cảm giác chân thành.

Một số cách sử dụng từ giùm:

  • Động từ + Giùm = Giúp giùm, làm giùm, mang giùm,...
  • Động từ + Giùm + Danh từ = Giúp giùm tớ, kiểm tra giùm tôi, giúp giùm mình, đẩy giùm chú chiếc xe,...
  • Sử dụng từ giùm trong 1 câu: Lớp trưởng pháp giùm cho cô đề bài kiểm tra 1 tiết toán.

Với từ giùm khi được áp dụng vào các ngữ cảnh khác nhau, thì chúng cũng mang những ý nghĩa không giống nhau.

 

Nhờ người khác

Đối với ý nghĩa nhờ người khác, từ giùm sẽ đi kèm với một động từ, thể hiện sự tôn trọng khi bản thân nhờ vả một ai đó. Câu nói mang tâm thế nhờ một ai đó giúp đỡ và mong muốn bản thân nhận được sự giúp đỡ ấy. Đặc biệt, không mang tính ra lệnh hay ép buộc đối phương phải làm theo. Chính vì vậy, làm cho người nghe thấy được sự thoải mái, không bị nặng nề trong suy nghĩ.
Đặc biệt, trong khi giao tiếp, muốn người khác giúp đỡ bản thân mình. Trước hết bạn phải dùng từ hết sức tinh tế, gây thiện cảm và ấn tượng đối với người nghe. Tránh nói cộc lốc hoặc dùng từ phản cảm khiến người khác cảm thấy bản thân họ không được tôn trọng, khó chịu.

Giúp đỡ người khác

Ngoài mặt ý nghĩa nhờ một ai đó, từ giùm còn được sử dụng với nội dung giúp đỡ người khác. Sự giúp đỡ này thường xuất phát từ sự chân thành của người nói, không mang tính cưỡng ép hay ép buộc nào cả.

Ví dụ minh họa:

Khi ta nói “Để anh xách giùm balo cho em nhé” thể hiện được sự tinh tế, khéo léo muốn giúp đỡ người khác. Tuy nhiên, cũng câu nói đó nhưng ta bỏ từ giùm “Để anh xách balo cho em nhé” thì đây như biến thành một câu hỏi, khiến người nghe cảm thấy ngại ngùng và không dám nhận lời giúp đỡ từ bạn. 

Từ giùm khi người vận dụng đặt đúng câu, đúng ngữ cảnh, sẽ mang lại hiệu quả giao tiếp vô cùng tốt. Do đó, bạn đừng ngần ngại khi sử dụng từ trong giao tiếp, đặc biệt là khi cần sự giúp đỡ từ người khác.

Dùm hay giùm mới đúng chính tả

Ngày nay, trong giao tiếp, mọi người thường nhầm lẫn từ giùm với từ dùm. Vậy dùm hay giùm mới là từ đúng chính tả. Theo từ điển tiếng Việt, từ giùm mới chính là từ chính xác, còn với từ dùm là do cách phát âm của giọng địa phương ở mỗi tỉnh thành khác nhau trên cả nước, do đó mới có sự nhầm lẫn này. 

Từ giùm có nghĩa bạn đang cần sự giúp đỡ từ một ai đó, hoặc sẵn sàng trong việc giúp đỡ người khác. Trong giao tiếp hằng ngày, một số người thường mắc lỗi với 2 tuần này, nhưng người nghe vẫn hiểu nội dung câu nói là gì. Tuy nhiên, đối với văn viết khi nhầm lẫn giữa dùm hay giùm sẽ bị coi đây là một lỗ chính tả.

Dùm hay giùm mới là từ chính xác

 

Vì sao lại có sự nhầm lẫn như vậy

Như chúng ta đã trình bày ở nội dung phần 2, thì từ dùm hay giùm có sự nhầm lẫn do cách phát âm gần như là giống nhau. Đặc biệt, nước ta có sự phong phú về ngôn ngữ vùng miền, nên không tránh khỏi những trường hợp như thế này.

Việt Nam thân yêu của chúng ta có 3 miền. Trong đó miền Bắc và miền Trung thường sẽ sử dụng từ giùm, khi đó miền Nam đa số lại phát âm dùm. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn giữa dùm và giùm. Một khi người viết không phân biệt được 2 từ này, khi làm bài tập làm văn sẽ bị đánh vi phạm 1 lỗi chính tả. Chính vì vậy, chúng ta cần phải hiểu nghĩa của từ, tiếp đó là phát âm chính xác để không tránh khỏi những lỗi như thế này nhé!.

Ngữ âm của tiếng Việt, đều phát âm dùm hay giùm cũng bắt đầu bằng âm /z/. Như vậy, khi bạn đọc gi hay d thì ngữ âm cũng na ná giống nhau. Nên hai từ này thường là cặp từ hay nhầm lẫn nhất trong tiếng Việt. Ngoài ra, tiếng Việt của chúng ta rất phong phú, do đó những cặp từ dễ gây nhầm lẫn vẫn tồn tại rất nhiều.

Sự nhầm lẫn giữa dùm và giùm

Kết luận

Như vậy, chúng ta vừa đi qua phân tích dùm hay giùm mới là từ chính xác trong tiếng Việt. Hy vọng, với những kiến thức mà chúng tôi vừa cập nhật trong nội dung bài viết, sẽ giúp các bạn nắm được kiến thức quan trọng. Chúc bạn đạt được những kết quả tốt trong học tập và trong công việc nhé.