Bài cúng thôi nôi là nghi thức không thể thiếu trong lễ cúng thôi nôi của văn hóa Việt Nam. Thông nội dung bài cúng, gia đình bày tỏ lòng biết ơn, thành kính đối với các bà mụ, tổ tiên,.. đã che chở và bảo bọc con yêu suốt 12 tháng đầu tiên của cuộc đời. Hãy daily5s cùng khám phá nội dung và ý nghĩa của bài cúng này nhé!.
Ý nghĩa to lớn của bài cúng thôi nôi?
Trong văn hóa phong tục tập quán của người Việt, cúng thôi nôi là nghi thức không thể thiếu của mỗi gia đình có trẻ nhỏ. Mặc dù, ở mỗi vùng miền đều các cách thức hiện khác nhau, tuy nhiên ý nghĩa của bài cúng đều thể hiện được những điều như sau:
- Bày tỏ lòng thành kính đối với ơn trên: Thông quan nội dung của bài cúng thôi thôi, gia đình tỏ lòng thành kín và biết ơn đối với 12 Bà Mụ, tam vị Đức Thầy, ông bà tổ tiên đã phù hộ, độ trì, đỡ đầu cho bé trong 1 năm đầu tiên.
- Cầu chúc bé: Chứa đựng lời cầu chúc cho bé luôn được khỏe mạnh, bình an, phát triển toàn diện. Ăn ngoan, ngủ ngon vâng lời người lớn.
- Mốc kỷ niệm: Lời nhắc nhở về giai đoạn đầu đời của bé, hành trình 1 năm qua suôn sẻ, chính là mở màng tốt đẹp cho tương lai sau này.
- Gia đình sum họp: Cúng thôi nôi hay ở một số vùng miền còn được gọi là tôi tôi. Là dịp quan trọng để những người thân yêu sum vầy bên nhau. Tất cả gửi gắm tình cảm cùng với những lời chúc tốt đẹp.
Bài cúng thôi nôi thành tâm?
Nội dung của bài cúng thôi nôi là gì, thì sau đây bài viết xin gợi ý bài cúng mừng thôi nôi cho bé thành tâm, và đầy đủ ý nghĩa như sau:
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát
Con xin kính lạy ngài Đệ nhất Thiên tỷ đại thiên chúa
Con xin kính lạy ngài Đệ nhị Thiên tỷ đại thiên chúa
Con xin kính lạy ngài Đệ tam Thiên tỷ đại thiên chúa
Con xin kính lạy sự hiện diện của 13 Bà Mụ
Hôm nay nhằm ngày … tháng … năm (Gia chủ đọc ngày âm lịch)
Vợ chồng con tên là … (Đọc đầy đủ tên vợ và tên chồng), sinh được em bé đặt tên … (Đọc rõ họ và tên của em bé). Chúng con hiện tại đang sinh sống tại địa chỉ … (Địa chỉ nhà hiện tại).
Nay nhân ngày tròn 1 năm đầu đời của cháu, gia đình chúng con thành tâm bày biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dân để bày lên trên án, trước bàn tọa của chư vị Tôn thần, kính cẩn cầu xin:
Nhờ ơn của mười phương Chư Phật, chư vị Thánh hiền, Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ Công tại vị, Thổ địa chính thần, Tổ tiên ông bà nội ngoại 2 bên. Đã phù hộ độ trì, để vợ chồng con sinh hạ bé … (Tên đầy đủ của bé) vào ngày … (Đọc đầy đủ ngày tháng năm sinh âm lịch của bé) được bình an.
Chúng con cúi đầu kính cẩn xin 12 Bà Mụ, các vị thần linh đang chứng lâm trước án. Hưởng thụ một số lễ vật, phù hộ độ trì, che chở cho cháu được ăn ngoan ngủ khỏe, vô bệnh tật, vô ương, vô hạn, vô ách. Phù hộ đồ trì cho cháu luôn được sống trong sự bình an, hạnh phúc, hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con luôn được an khang, mạnh khỏe, vượt qua được mọi khó khăn, điềm lành nảy nở, nghiệp dữ đều tiêu tan.
Xin xin cúi đầu, xin các vị Chư thần chứng giám cho lòng thành của gia đình con.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật.
Chuẩn bị gì khi cúng thôi nôi?
Đối với những gia đình sinh con đầu lòng, đứng trước lễ cúng thôi nôi, các bạn chưa biết chuẩn bị gì, hãy theo những hướng dẫn dưới đây:
- Chọn ngày: Gia đình cùng nhau thảo luận, chọn ra ngày tốt để cúng thôi nôi cho bé. Thông thường, ngày này sẽ đúng vào lúc bé được tròn 1 tuổi, theo dân gian nên tính theo lịch âm sẽ đúng hơn.
- Chuẩn bị lễ vật: Bày biện hương, đề, áo giấy, hoa, trầu cây,... Chi tiết mâm cúng được bài viết trình bày ở phần tiếp theo.
- Bày mâm cúng: Sắp xếp mâm cúng đường hoàng, vị trí đặt mâm cúng sao cho phù hợp nhất.
- Người đại diện: Chọn một thành viên trong gia đình để đứng cúng và đọc văn khấn. Người này thông thường sẽ là bố của em bé.
- Đọc bài cúng: Người đại diện sẽ là người đọc văn cúng. Chân thành, cầu mong bé luôn được che chở và sống trong sự hạnh phúc.
- Hạ lễ: Sau khi cúng, gia chủ sẽ hạ lễ vật và mời người thân, bạn bè dự tiệc thôi nôi.
Lễ vật không thể thiếu khi cúng thôi nôi?
Tùy thuộc vào từng vùng miền, mà mâm cúng thôi nôi của bé sẽ bao gồm những lễ vật khác nhau. Tuy nhiên, bài cúng thôi nôi là phần không thể bỏ qua. Dưới đây là một số lễ vật được chuẩn bị để cúng thôi nôi:
3 mâm cúng: Ông Táo, Thần Tài và Thổ Đại
- 1 đĩa trái cây ngũ quả
- 1 chén chè (Chè đậu xanh)
- 1 dĩa xô
- 1 bộ tam sên: Thịt, trứng, cua hoặc tôm.
- 3 ly nước
- Hương và hoa
Mâm cúng 12 Bà Mụ và Đức Ông
Bé trai hay bé gái đều giống nhau, bố mẹ chỉ cần chuẩn bị đầy đủ lễ là được:
- 1 gà luộc nguyên con
- 1 dĩa trái cây
- 12 chén chè
- 12 chén cháo
- 12 dĩa xôi
- 1 dĩa xôi lớn
- 12 ly nước hoặc rượu
- 12 dĩa trầu câu
- 12 dĩa bánh kẹo
- Hương và hoa
- Bộ giấy tiền cúng thôi nôi
- 12 đôi đũa hoa (Sở thích của Mụ Bà)
- 12 chén, nĩa
Kết luận
Trên đây là những nội dung liên quan đến cúng thôi nôi và bài cúng thôi nôi cho bé. Hy vọng, bố mẹ sau khi tham khảo bài viết, có thể tự tay chuẩn bị mâm cúng tươm tất và thành tâm nhất.